RTU là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về Remote Terminal Unit

RTU là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về Remote Terminal Unit

RTU là gì? Và khi sử dụng cần phải lưu ý những gì để giúp cho hệ thống tự động hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy? Cùng Maydo.asia tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Khái niệm về RTU là gì?

RTU là từ viết tắt của cụm từ “Remote Terminal Unit”, “Remote Telemetry Unit” hoặc là “Remote Telecontrol Unit”. Được xem như một thiết bị điện tử tiên tiến, RTU được điều khiển bằng bộ vi xử lý và thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp. Chức năng chính là kết nối các phần cứng khác nhau với hệ thống điều khiển phân tán (DCS) hay là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA).

RTU thường được đặt ở các vị trí xa rời nhau và thường không được giám sát trực tiếp. Thay vào đó, chúng thường được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Như thu thập dữ liệu từ cảm biến hoặc thiết bị đo lường, kiểm soát thiết bị hoặc gửi dữ liệu đến hệ thống trung tâm để phân tích và quản lý.

Các ứng dụng của RTU rất đa dạng, từ quản lý hệ thống nước và điện đến quản lý giao thông và điều khiển các quá trình sản xuất trong công nghiệp. RTU đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa và tối ưu hóa các quá trình. Đồng thời cung cấp dữ liệu chính xác và liên tục để hỗ trợ quyết định và giám sát hiệu suất hệ thống.

Chức năng chính của Remote Terminal Unit- RTU

Chức năng chính của RTU trong hệ thống điều khiển trạm điện là thu thập thông tin từ các thiết bị và cảm biến trong trạm điện. Sau đó gửi về trung tâm điều khiển (CC) thông qua các thiết bị truyền kênh theo hiệu lệnh. RTU sẽ đồng bộ thời gian với trung tâm điều khiển và thực hiện các mệnh lệnh được giao. Cuối cùng, RTU sẽ gửi kết quả của các hoạt động đã thực hiện về trung tâm điều khiển. 

Thông tin chủ yếu mà RTU gửi về CC bao gồm tín hiệu rời rạc từ xa RS, giá trị đo lường từ xa RM và các cảnh báo và mệnh lệnh. Các mệnh lệnh điều khiển từ xa mà RTU thực hiện. Gồm các mệnh lệnh đặt chế độ từ xa, các mệnh lệnh điều khiển liên tục từ xa và các mệnh lệnh điều khiển máy cắt, dao cách ly, lệnh chuyển nấc của máy biến áp từ xa. 

Tham khảo: Temperature sensor là gì? Các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến

So sánh điểm khác biệt giữa RTU và PLC

Tính năng điều khiển

Đối với RTU được sử dụng để giám sát và điều khiển các thiết bị trong các hệ thống lớn, phức tạp. Như hệ thống xử lý nước, hệ thống điện lực, hệ thống dầu khí,… Với khả năng thu thập dữ liệu của RTU từ các thiết bị và truyền tải đến trung tâm điều khiển. Ngoài ra, còn thực hiện một số chức năng như kiểm soát, bảo vệ và cảnh báo mỗi khi có sự cố xảy ra.

Còn đối với PLC có chức năng điều khiển trong quá trình sản xuất tại nhà máy/ xưởng. Khả năng chính của PLC là đọc các tín hiệu từ những cảm biến, thực hiện các phép tính và điều khiển các động cơ, máy bơm, van. Ngoài ra thiết bị còn ghi nhớ các lệnh đã được lập trình sẵn và thực hiện các tác vụ một cách tự động.

Cả RTU và PLC đều có khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ thống. Tuy nhiên điểm khác biệt là RTU thường được sử dụng cho các hệ thống lớn và phức tạp. Còn PLC được sử dụng cho các quá trình sản xuất, giám sát nhiệt độ độ ẩm trong các nhà máy, xưởng sản xuất. 

Khả năng lập trình

RTU và PLC phần lớn phụ thuộc vào yêu cầu phần mềm, giao diện lập trình và ngôn ngữ lập trình cụ thể. 

RTU có thể đơn giản hơn và thường được thực hiện thông qua một giao diện web đơn giản hoặc sử dụng phần mềm thiết lập bởi nhà sản xuất. RTU được lập trình bằng các ngôn ngữ lập trình như Basic, Visual Basic, C#. 

Với PLC việc lập trình thường đòi hỏi sử dụng phần mềm cụ thể. Người lập trình cần phải có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình. Như Structured Text, Sequential Function Chart, Ladder Logic và Function Block Diagram. 

RTU là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về Remote Terminal Unit

RTU là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về Remote Terminal Unit

 

Yếu tố dung sai môi trường

Yếu tố dung sai môi trường rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.

RTU thường có dung sai môi trường thấp hơn so với PLC. Điều này làm cho chúng phù hợp hơn cho việc triển khai trong các môi trường làm việc khắc nghiệt và địa lý xa hơn. RTU có khả năng hoạt động ổn định trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. 

Đồng thời RTU thường có khả năng chống lại các yếu tố bên ngoài như nước, bụi bặm, rung động và nhiệt độ hơn so với PLC. Điều này làm cho RTU trở thành lựa chọn phù hợp trong các ứng dụng cần tính linh hoạt và độ tin cậy cao. Những nơi thường gặp khó khăn trong việc truy cập và bảo trì.

RTU là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về Remote Terminal Unit

Chi phí đầu tư

PLC thường có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với RTU. Điều này là do PLC thường được sử dụng trong các ứng dụng có quy mô nhỏ đến trung bình và có các tính năng cơ bản để kiểm soát các quá trình sản xuất và tự động hóa công nghiệp. Chi phí thấp hơn của PLC làm cho chúng trở thành lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng có ngân sách hạn chế.

Tuy nhiên, RTU được đánh giá cao về độ chắc chắn và đáng tin cậy hơn so với PLC. RTU thường được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Do đó, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu của RTU cao hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng, chi phí vận hành thường thấp hơn và độ tin cậy cao hơn so với PLC.

Hy vọng với bài viết này của Maydo.asia sẽ giúp bạn đọc hiểu về khái niệm RTU là gì? Cũng như các thông tin tổng quan về Remote Terminal Unit. Và đừng quên truy cập vào website của Maydo.asia để cập nhập các tin tức công nghệ mới bạn nhé!

5/5 (1 Review)

MAYDO việt nam

MAYDO - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp Bảng LED - Bảng điện tử - Máy đo - Thiết bị đo - Đồng hồ hiển thị...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.