Kênh phân phối là gì? Cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Kênh phân phối là gì? Cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Là một trong chiến lược marketing mix 4P hiện đại Kênh phân phối chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch marketing của thương hiệu. Để tìm hiểu chi tiết kênh phân phối là gì? Cũng như cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Maydo.asia nhé!

Khái niệm về kênh phân phối là gì? 

Kênh phân phối là tập hợp một hệ thống các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp tham gia vào lưu thông sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Đây được coi là cầu nối để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Kênh phân phối là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing, bởi ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, chi phí và hiệu quả kinh doanh. Trên thị trường có rất nhiều các kênh phân phối khác nhau, từ kênh trực tiếp đến kênh gián tiếp. Sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mà chọn sử dụng kênh nào. Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng, giảm thiểu chi phí và đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.

Kênh phân phối là gì?

Vậy vai trò của kênh phân phối là gì?

  • Nhanh chóng tiếp cận khách hàng, đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến đúng tệp khách hàng, đúng thời điểm, đúng địa điểm.
  • Triển khai tiếp thị và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của các hoạt động Marketing dành cho doanh nghiệp.
  • Các chi phí cho các hoạt động phân phối sản phẩm được giảm. Bằng cách tận dụng nguồn lực của các thành viên trong kênh phân phối.
  • Đẩy mạnh các mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng,…
  • Sản phẩm được mang đến nhiều điểm bán hàng, chính vì thế giúp việc tiếp xúc, quảng bá và tiến tới bao phủ thị trường hiệu quả.
  • Còn đối với người tiêu dùng sẽ tiếp cận sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi. Cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ đầy đủ từ đó người mua nhanh chóng đưa ra những quyết định mua hàng sáng suốt. ​Các nhà phân phối đóng vai trò trung gian hỗ trợ xử lý các vấn đề bảo hành và cung cấp dịch vụ hậu mãi.

Tham khảo: Case study là gì? Phương pháp phân tích một case study chính xác nhất

Xây dựng kênh phân phối hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Cần xác định thị trường và tệp khách hàng mục tiêu

Cần xác định thị trường và khách hàng mục tiêu việc này giúp phát triển kế hoạch kinh doanh, thông qua các câu hỏi:

  • Đối tượng mua hàng sẽ bao gồm những ai? Có đặc điểm về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập,…như thế nào?
  • Địa chỉ thường mua hàng ở đâu? Tại điểm bán hàng, cửa hàng truyền thống, siêu thị hay qua kênh online…? 
  • Sở thích và thói quen của khách hàng như thế nào?
  • Trong tương lai tần suất mua hàng như thế nào?

Tìm hiểu và lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng

Hãy liệt kê các kênh phân phối tiềm năng phù hợp với chiến lược kinh doanh cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. Đội ngũ marketer chú ý nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng các kênh này trước khi hợp tác.

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối bao gồm: phạm vi tiếp cận của nhóm bán hàng, khu vực địa lý doanh nghiệp phục vụ, tỷ suất lợi nhuận mong muốn,… 

Hãy thương lượng, thiết lập thỏa thuận với các bên phân phối

Sau khi đã quyết định được nhà phân phối phù hợp. Doanh nghiệp cần kết nối các bên phân phối và tiến hành thiết lập mối quan hệ kinh doanh. Bao gồm việc ký kết các thỏa thuận hợp đồng trong quá trình hợp tác với nhau.

  • Với kênh phân phối trực tiếp, chú ý chuẩn bị nguồn lực và làm việc với các bên liên quan. Nhằm thiết lập địa điểm bán hàng, xây dựng website hay liên kết với các sàn thương mại điện tử,…. 
  • Với kênh phân phối gián tiếp, phân phối độc quyền hay chọn lọc, chú ý thương lượng, đàm phán về các điều khoản như giá cả, lợi nhuận, các chính sách bán hàng, bảo hành.

Bước này sẽ dựa trên nguyên tắc đôi bên có lợi và tuân thủ thỏa thuận với nhau.

Theo dõi kết quả và tối ưu hóa mạng lưới

Sau khi thương lượng, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá kênh phân phối được chọn. Đảm bảo phù hợp với thị trường, tệp khách hàng mục tiêu, đáp ứng các điều khoản đã thỏa thuận và  khả năng hợp tác lâu dài.

Quá trình này diễn ra thường xuyên, bất kỳ sự thay đổi nào về chi phí vận chuyển, giả cả sản phẩm,… cần phải tối ưu hóa lại quy trình phân phối.

Mở rộng mạng lưới phân phối

Xem xét mở rộng mạng lưới phân phối là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Bắt đầu bằng cách tạo một mạng lưới phân phối trực tiếp đơn giản, sau đó phát triển nó bằng cách thêm các quy trình phân phối mới và các trung tâm phân phối bổ sung.

Đây là toàn bộ nội dung về kênh phân phối là gì mà Maydo muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như cách xây dựng kênh phân phối. Từ đó đúc kết ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triển và thu nhiều lợi nhuận hơn.

5/5 (1 Review)

MAYDO việt nam

MAYDO - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp Bảng LED - Bảng điện tử - Máy đo - Thiết bị đo - Đồng hồ hiển thị...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.