Trong nội dung bài viết hôm nay, maydo.asia sẽ cùng bạn tìm hiểu & khám phá sự kết hợp đột phá trong công nghệ của IoT – Internet of Thing và RFID đã mang đến những cơ hội gì cho các doanh nghiệp hiện nay.
IoT – Internet Of Thing và công nghệ RFID là gì?
IoT – Internet Of Thing là gì?
Hiểu đơn giản: IoT – Internet Of Thing là mạng lưới các thiết bị điện tử có khả năng truyền thông & kết nối internet để trao đổi dữ liệu, thực hiện các nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người.
Cấu trúc của 1 hệ thống IoT gồm có 4 thành phần chính: Trạm kết nối (Gateways), Thiết bị (Things), Hạ tầng mạng (Network and Cloud), Bộ phân tích & xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).
IoT – Internet of Things cho phép truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị. Cải thiện giao tiếp giữa các thiết bị điện tử, chuyển dữ liệu qua mạng internet để tiết kiệm thời gian & tiền bạc,… Ngày nay, IoT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, sản xuất, nhà thông minh, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,…
Công nghệ RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng thông qua sóng vô tuyến. Mỗi đối tượng được gắn 1 thẻ RFID chứa thông tin cần thiết. Khi đó, cả 2 thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số & tần số đó được sử dụng trong RFID là 900Mhz hoặc 125Khz.
Mỗi thiết bị RFID được cấu tạo từ 2 thành phần chính: thiết bị đọc & thiết bị phát mã có gắn chip. Trong đó, thiết bị đọc được gắn anten thu phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng.
Công nghệ RFID được sử dụng rộng rãi trong quản lý hàng hóa, quản lý tài sản, theo dõi lưu trữ, điều khiển truy cập,…
IoT – Internet Of Thing và công nghệ RFID: Sự kết hợp đột phá trong công nghệ cho kết quả vượt mong đợi
Sự kết hợp giữa IoT – Internet Of Thing và công nghệ RFID mang đến những lợi ích tuyệt vời như:
Tăng cường sự linh hoạt trong theo dõi vị trí
RFID đã từng được sử dụng để theo dõi vị trí của các đối tượng. Khi kết hợp với IoT, khả năng theo dõi này càng trở nên linh hoạt & chính xác hơn. Các thiết bị RFID có thể gửi dữ liệu về vị trí của chúng đến các nền tảng IoT, cho phép quản lý & điều khiển từ xa 1 cách hiệu quả.
Thu thập dữ liệu vận hành
Sự kết hợp giữa RFID & IoT đã mở ra cánh cửa cho việc thu thập dữ liệu vận hành của các thiết bị & hệ thống. RFID có thể được sử dụng để gắn thẻ & theo dõi các sản phẩm, thiết bị hoặc nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất & vận chuyển. Thông qua kết nối IoT (Internet of Thing), dữ liệu này có thể được tự động gửi về hệ thống quản lý, giúp cải thiện quá trình sản xuất & quản lý tồn kho.
Quản lý tài nguyên hiệu quả
Sự kết hợp giữa IoT & RFID giúp tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên. Bằng cách theo dõi vị trí & trạng thái của các tài sản (thiết bị, máy móc,…) doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên của mình, từ đó giúp tăng hiệu suất & giảm chi phí.
Định vị thông minh
RFID & IoT (Internet of Thing) có thể tạo ra các giải pháp định vị thông minh giúp cải thiện & nâng cao trải nghiệm của người dùng, đồng thời tối ưu hóa quy trình điều hành.
Tóm lại: Sự kết hợp giữa RFID & IoT – Internet of Thing đang mở ra những cơ hội mới & mang lại những lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay. Từ việc tăng cường sự linh hoạt, chính xác trong theo dõi vị trí đến thu thập dữ liệu vận hành & quản lý tài nguyên hiệu quả. Sự kết hợp đột phát này đã tạo ra các hệ thống thông minh, giúp tăng cường hiệu suất & cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Trong cuộc sống hiện đại, tương tác giữa IoT & RFID cũng rất phổ biến. Ví dụ như trong hệ thống quản lý hàng hóa, các thẻ RFID có thể được sử dụng để theo dõi vị trí của hàng hóa & truyền dữ liệu về vị trí đó qua mạng IoT cho hệ thống quản lý trung tâm. Điều này giúp cải thiện quy trình vận hành, tăng cường kiểm soát & quản lý tồn kho.
Tính đến năm 2014, đã có hơn 7 tỷ thẻ RFID được bán ra & con số này được kỳ vọng là 9.2 tỷ trong năm 2015. Các nhà cung cấp RFID cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới nhằm tạo nên khả năng tương thích diện rộng với các thiết bị IoT. Hiện tại, dòng sản phẩm trang bị RFID (Radio Frequency Identification) chỉ phổ biến với khả năng giao tiếp trên mạng cục bộ, để chúng có thể kết nối với internet đòi hỏi ứng dụng phần mềm phải thay đổi dựa trên nền tảng Internet vạn vật (IoT).
>>> Xem thêm: Big Data Là Gì? Quy Trình Xử Lý & Vai Trò Của Big Data Trong Cuộc Sống
Hy vọng những thông tin vừa được maydo.asia tổng hợp & chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc thấy được sự kết hợp đột phá trong công nghệ của IoT và RFID đã mở ra nhiều cơ hội mới cho tương lai. Nếu vẫn còn thắc mắc, đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp nhé!
MAYDO - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp Bảng LED - Bảng điện tử - Máy đo - Thiết bị đo - Đồng hồ hiển thị...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.