Chiết khấu là gì? Những điều cần biết về chiết khấu bán hàng

Trong kinh doanh, một trong những phương thức hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng chính là áp dụng chiến lược chiết khấu. Chiến lược này là công cụ để tạo sự cạnh tranh về giá và cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Đẩy mạnh doanh số bán hàng và tạo dựng lòng trung thành. Vậy chiến lược chiết khấu là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Maydo nhé!

Chiến lược chiết khấu là gì?

Chiết khấu được hiểu là các chương trình giảm giá sản phẩm/dịch vụ theo tỷ lệ phần trăm so với giá niêm yết mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Mức chiết khấu thường được áp dụng trong các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoặc khi khách hàng mua với số lượng lớn. Được diễn ra dưới nhiều hình thức, như giảm giá trực tiếp, tặng kèm sản phẩm hoặc các ưu đãi đặc biệt. Chiến lược này giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới và củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là gì?

Có 3 hình thức chiết khấu được áp dụng nhiều nhất, đó là:

  • Chiết khấu khuyến mại: Đây là loại chiết khấu mà doanh nghiệp áp dụng trong các chương trình khuyến mãi. Nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Chiết khấu số lượng: Chiết khấu số lượng là mức giảm giá được áp dụng khi khách hàng mua một số lượng sản phẩm lớn. Loại chiết khấu này khuyến khích khách hàng mua với số lượng nhiều hơn để nhận được giá ưu đãi. 
  • Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là mức giảm giá mà doanh nghiệp cung cấp cho các đối tác thương mại, nhà phân phối, hoặc khách hàng lớn. Loại chiết khấu này thường được áp dụng trong bối cảnh mua bán hàng hóa với số lượng lớn, hoặc trong các mối quan hệ thương mại dài hạn.

Các bước để tính chiết khấu 

Bước 1: Xác định mức chiết khấu

Trước tiên, cần xác định mức chiết khấu áp dụng, thường là một tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Mức chiết khấu này được xác định dựa trên các yếu tố như loại chiết khấu (khuyến mại, số lượng, thương mại), điều kiện giao dịch, và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2:Tính số tiền chiết khấu

Sau khi xác định mức chiết khấu, tiếp theo là tính toán số tiền chiết khấu. Công thức tính số tiền chiết khấu là: Giá bán ban đầu * tỷ lệ chiết khấu.

Bước 3: Tính giá trị thanh toán sau chiết khấu 

Cuối cùng, giá trị thanh toán thực tế của khách hàng sẽ được tính bằng: Giá ban đầu – số tiền được khấu trừ.

Ví dụ: Giá ban đầu cho sản phẩm là 200.000đ và tỷ lệ chiết khấu là 10%.

=> Số tiền được khấu trừ = 200.000 x 10% = 20.000đ

=> Giá bán sau khi đã áp dụng chiết khấu = 200.000 – 10.000 = 190.000đ

Những lợi ích khi áp dụng chiết khấu bán hàng 

Chiết khấu là gì?
Những lợi ích của chiết khấu

Việc áp dụng chiết khấu trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng. 

Thúc đẩy doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn: Chiết khấu là công cụ mạnh mẽ để tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. Bằng cách giảm giá, doanh nghiệp có thể kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, đặc biệt trong những thời điểm quan trọng như mùa lễ hội, cuối năm, hoặc khi doanh số cần được đẩy mạnh để đạt chỉ tiêu kinh doanh.

Thanh lý hàng tồn kho hiệu quả: Chiết khấu là biện pháp hữu hiệu để xử lý hàng tồn kho. Khi một sản phẩm không còn phổ biến hoặc sắp hết thời gian bảo hành, việc áp dụng chiết khấu có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng thanh lý số lượng lớn hàng hóa, giải phóng không gian kho và giảm chi phí lưu kho.

Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ra thị trường: Đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, việc áp dụng chiết khấu có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường. Khách hàng có xu hướng thử sản phẩm mới khi được giảm giá. Từ đó giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và xây dựng nhận thức về thương hiệu một cách hiệu quả. 

Không nên quá lạm dụng vào chiết khấu bán hàng, tại sao vậy?

Dù chiết khấu mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá thường xuyên, nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực. Cụ thể: 

  • Việc áp dụng chiết khấu liên tục sẽ khiến cho khách hàng bắt đầu coi sản phẩm hoặc dịch vụ đó là giá rẻ hoặc chất lượng thấp. Làm giảm giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và khiến họ ít có xu hướng mua hàng với giá gốc.
  • Nếu khách hàng quen với việc luôn được giảm giá, họ sẽ thường có xu hướng chờ đợi các chương trình chiết khấu mới trước khi quyết định mua hàng. Dẫn đến sự phụ thuộc của khách hàng vào chiết khấu. Khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bán hàng với giá thông thường.
  • Mặc dù chiết khấu giúp tăng doanh số trong ngắn hạn, tuy nhiên nếu áp dụng quá thường xuyên, sẽ dẫn đến tình trạng giảm lợi nhuận. Rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có chiến lược giá hợp lý.
  • Khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa dối nếu chiết khấu được sử dụng một cách không nhất quán, rất dễ làm mất lòng tin của khách hàng. 
  • Quá lạm dụng chiết khấu có thể dẫn đến một cuộc chiến giá cả giữa các doanh nghiệp, các đối thủ liên tục giảm giá để cạnh tranh lẫn nhau. Điều này làm giảm lợi nhuận cho tất cả các bên mà còn làm suy yếu toàn bộ ngành hàng.

Tham khảo: Thanh toán bằng mã QR là gì? Cách sử dụng mã QR hiệu quả

Lời kết 

Trên đây là những thông tin hữu ích về chiết khấu trong kinh doanh cũng như những lợi ích mà chiết khấu mang lại. Trong thời buổi mà việc áp dụng các mức chiết khấu cao và khuyến mãi lớn trở thành xu hướng kinh doanh hiệu quả. Thì tính năng tạo mã giảm giá trên các nền tảng chắc chắn là một giải pháp hỗ trợ bán hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ lỡ. Việc sử dụng mã giảm giá không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Mà còn là công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa doanh số, đặc biệt trong các chiến dịch marketing hoặc các dịp mua sắm cao điểm.

Hy vọng qua bài viết này của Maydo sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về chiết khấu trong kinh doanh cũng như cách áp dụng hiệu quả để đạt được lợi ích tối đa. 

5/5 (1 Review)

MAYDO việt nam

MAYDO - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp Bảng LED - Bảng điện tử - Máy đo - Thiết bị đo - Đồng hồ hiển thị...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.