Các hệ thống đường ống công nghiệp, “butterfly valve” là tên gọi đã quá quen thuộc trong ngành công nghiệp và kỹ thuật. Nhưng không phải ai cũng có kiến thức chi tiết về loại thiết bị này, đặc biệt trong số những người ngoài ngành. Vậy butterfly valve là gì? Bài viết hôm nay ATPro Corp sẽ giới thiệu chi tiết về butterfly valve đến quý vị.
Giới thiệu Butterfly valve là gì?
Butterfly valve tên tiếng anh của thiết bị van bướm. Đây là một loại sản phẩm van công nghiệp có chức năng đóng mở dòng lưu chất trong hệ thống đường ống. Đây là dòng van công nghiệp có giá thành rẻ hơn so với các dòng van cùng kích cỡ.
Van bướm có cấu tạo khá đơn giản, để điều khiển van đóng/mở chỉ cần xoay một góc 0̊ – 90̊ hoặc 90̊ về 0̊. Việc điều chỉnh lưu lượng chỉ cần xoay các góc nhỏ hơn 90̊ tùy ý để điều tiết dòng chảy lớn hay nhỏ.
Cấu tạo Butterfly valve
- Thân van bướm được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau, gồm: thép cacbon, thép không gỉ, gang, nhựa cứng,… Thân van được cố định các lỗ để siết bu lông, ốc, với bề mặt của đường ống.
- Đĩa van (còn hay được gọi là cánh van, cánh bướm) sẽ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất. Đĩa van cho phép xoay mở ở nhiều góc độ trong phạm vi gioăng làm kín.
- Gioăng làm kín sẽ được làm từ PDEM, TEFLON, cao su, tép lông,…
- Và các bộ phận khác gồm: bánh răng định hướng, bulong, tay quay, tay gạt, vô lăng, bộ phận đóng/mở trực tiếp tác động lên các bộ phận trục van,…
Các loại Butterfly valve (van bướm) công nghiệp phổ biến
Phân loại butterfly valve dựa trên chất liệu
Thiết bị van bướm inox: được làm bằng chất liệu inox 304, inox 316. Sử dụng trong các hệ thống xử lý hóa chất, dung dịch, nước,… Loại van bướm inox được sử dụng khá phổ biến có chất lượng tốt hơn các loại van gang.
Thiết bị van bướm gang: loại van này có giá thành khá rẻ. Được làm hoàn toàn bằng gang và được điều khiển bằng tay gạt, tay quay, bộ điện, khí nén,… Được dùng chủ yếu trong môi trường lưu chất nước có nhiệt độ, áp suất thông thường,…
Thiết bị van bướm nhựa: có cấu tạo bởi chất liệu UPVC, PVC, PPR, PPH,… Được sử dụng trong các hệ thống, môi trường lưu chất, dung dịch, hóa chất ăn mòn, axit, bazo, muối,…
Tham khảo: Van bướm nhựa UPVC/CPVC
Phân loại butterfly valve dựa trên cách điều khiển:
Thiết bị van Bướm Tay Quay (Manual Butterfly Valve)
Đây là cải tiến từ van bướm tay gạt. Thay bằng bộ phận tay quay tích hợp hộp số trợ lực giúp thao tác dễ dàng đóng/mở hay điều tiết lưu lượng một cách chính xác nhất.
Thiết bị van Bướm Khí Nén (Pneumatic Butterfly Valve)
Loại van bướm được điều khiển đóng/mở hay điều tiết lưu lượng bằng bộ điều khiển áp lực của khí nén. Thiết bị này tự động hóa hoàn toàn mà không cần phải dùng tay để thao tác.
Thiết bị van Bướm Điều Khiển (Control Butterfly Valve)
Loại van bướm sẽ điều khiển bằng điện, thông qua bộ mô tơ điện hoạt động với dòng điện là 24V/220V/380V. Khi mô tơ điện tác động đến cơ cấu truyền động tới trục van bướm làm cho đĩa van xoay một góc 90 độ. Điều này sẽ tạo ra trạng thái đóng/mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy.
Phân loại butterfly valve dựa trên cách kết nối:
Thiết bị van Bướm Kẹp (Wafer Butterfly Valve)
Loại van được nằm kẹp chặt giữa hai mặt bích của đường ống. Van sẽ được giữ chặt nhờ bulong ép hai mặt bích giúp cho kẹp van bướm chắc chắn. Mà không bị xê dịch trong quá trình hoạt động.
Thiết bị van Bướm Lốp Xe (Lug-Style Butterfly Valve)
Với loại van bướm dạng lug đây là dòng van bướm được bắt ren ở cả hai bên của thân van. Cài đặt van vào một hệ thống sử dụng hai bộ bulong và không có đai ốc.
Lắp đặt van ở giữa hai mặt bích bằng cách dùng bộ bu lông riêng cho mỗi mặt bích. Thiết kế van dạng lug cho phép một trong hai bên của hệ thống đường ống bị ngắt kết nối sẽ không có ảnh hưởng đến phía bên kia.
Lựa chọn loại van bướm phù hợp với cách kết nối. Phụ thuộc vào cấu trúc và yêu cầu cụ thể của hệ thống đường ống hoặc thiết bị mà nó sẽ được tích hợp vào.
Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị van bướm
Ưu điểm:
- Van bướm là một loại van quay một phần tư có bộ phận đĩa quay. Cho phép kiểm soát và cản trở dòng chất lỏng trong đường ống.
- Có giá trị nhờ kích thước nhỏ gọn, cơ chế vận hành và cấu tạo đơn giản cũng như khả năng tạo ra sự sụt giảm áp suất thấp qua van.
- Các thao tác đóng/mở van nhanh chóng, dễ sử dụng;
- Giá thành của van bướm rẻ hơn các dòng van công nghiệp cùng kích cỡ;
- Việc bảo dưỡng, bảo trì cũng dễ hơn, đơn giản hơn;
- Van bướm đa dạng về vật liệu sản xuất, kết nối và dạng điều khiển.
Nhược điểm:
- Van bướm có khả năng điều tiết kém;
- Phần cánh của van thiết kế nằm trong ống, nên trong quá trình sử dụng dễ bị ăn mòn.
- Sử dụng trong các môi trường có nhiều cặn, rác thải mà không có hệ thống van lọc Y phía trước thì rất dễ bị kẹt.
Lời kết
Van bướm có vai trò quan trọng trong các hệ thống đường ống, kiểm soát dòng nước. Với khả năng ngăn chặn, bắt đầu dòng chảy hay thay đổi điều tiết lượng dòng chảy.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van bướm với tính năng, kích thước, hình dạng khác nhau. Mỗi loại được phù hợp với từng ứng dụng khác nhau. Một số van thích hợp hoạt động trong các hệ thống ăn mòn. Trong khi một số loại van khác quản lý chất lỏng áp suất cao. Vậy nhu cầu sử dụng van của bạn là gì? Làm thế nào để lựa chọn loại van phù hợp với hệ thống của bạn?
Để biết thêm thông tin về các loại van khác nhau phù hợp với yêu cầu cụ thể cho các doanh nghiệp của bạn. Hãy liên hệ với ATPro Corp qua số hotline để được tư vấn về kỹ thuật cũng như báo giá của sản phẩm.
MAYDO - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp Bảng LED - Bảng điện tử - Máy đo - Thiết bị đo - Đồng hồ hiển thị...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.